Harmandir Sahib từ lâu đã là trung tâm văn hóa tinh thần quan trọng nhất của Ấn Độ và thế giới.
Trên thế giới, hiếm có một công trình kiến trúc nào được dát toàn vàng như ngôi đền Harmandir Sahib linh thiêng của Ấn Độ. Từ trên nóc cho đến nền nhà, từ ngoài vào trong, từ các đồ thờ cúng cho đến vật dụng thường nhật của các nhà tu hành đều bằng vàng hoặc được dát vàng.
Harmandir Sahib từ lâu đã là trung tâm văn hóa - tinh thần quan trọng nhất của đạo Sikh ở Ấn Độ và thế giới. Hơn thế, nó còn nằm ở một khu vực lâu đời nhất của thành phố Amritsar, tỉnh Punjab phía Bắc thủ đô Delhi. Hàng năm, nơi đây đều đặn có nửa triệu người đến chiêm ngưỡng cảnh đẹp cùng với pho kinh Hòa bình chứa trong một cái tráp lớn trên bệ thờ đặt tại chính điện Hari Mandir. Sau đó, người ta đến tắm trong ao đền Amrit Sarovar để gột rửa mọi tội lỗi và ôn lại lịch sử cũng như các tập tục cổ truyền đặc sắc của thành phố.
Trên thế giới, hiếm có một công trình kiến trúc nào được dát toàn vàng như ngôi đền Harmandir Sahib linh thiêng của Ấn Độ. Từ trên nóc cho đến nền nhà, từ ngoài vào trong, từ các đồ thờ cúng cho đến vật dụng thường nhật của các nhà tu hành đều bằng vàng hoặc được dát vàng.
Harmandir Sahib từ lâu đã là trung tâm văn hóa - tinh thần quan trọng nhất của đạo Sikh ở Ấn Độ và thế giới. Hơn thế, nó còn nằm ở một khu vực lâu đời nhất của thành phố Amritsar, tỉnh Punjab phía Bắc thủ đô Delhi. Hàng năm, nơi đây đều đặn có nửa triệu người đến chiêm ngưỡng cảnh đẹp cùng với pho kinh Hòa bình chứa trong một cái tráp lớn trên bệ thờ đặt tại chính điện Hari Mandir. Sau đó, người ta đến tắm trong ao đền Amrit Sarovar để gột rửa mọi tội lỗi và ôn lại lịch sử cũng như các tập tục cổ truyền đặc sắc của thành phố.
Ngôi đền Harmandir Sahib hay còn gọi là Golden Temple được xem là ngôi đền linh thiên tại Ấn Độ
Chuyện kể rằng, xưa kia giữa rừng có một cái ao nhỏ, các vị tu hiền hay đến đây thiền tịnh. Thấy cảnh vật thanh bình, họ đã cùng nguyện ước được diện kiến Đức Phật. Bỗng nhiên, lời ước linh nghiệm, mọi người đã được nghe Đức Phật răn dạy.
Vào thế kỷ 16, triết gia Guru Nanak (1469-1539) cũng đã sống bên ao một thời gian và viết nên đại thông điệp về hòa bình và nhân văn - đó là pho kinh Adi Granth, đưa người Hindu và Hồi giáo xích lại gần nhau. Nhằm giữ gìn pho kinh quý giá từ năm 1585 tới 1604, nhà vua Ấn Độ đã cho xây dựng ngôi đền vàng và một cây cầu cẩm thạch xinh xắn mang tên Guru Nanak nối bên ngoài với chính điện Hari Mandir trong khung cảnh hết sức thanh bình. Hari Mandir - theo tiếng Sikh có nghĩa là bông sen tươi thắm nở giữa hồ. Nhìn bên ngoài, điện Hari Mandir thực sự trông giống một bông sen soi bóng mặt nước trong xanh. Sau nhiều lần trùng tu, đến thế kỷ 18, Đền Vàng mới có hình dạng ngày nay và là kiệt tác dưới đời Vua Maharaja Ranjit Singh.
Chính điện Đền Vàng nằm trong một quần thể của khá nhiều đền đài bằng đá hoa cương và vàng, bốn mặt là bốn cửa lớn cho phép tự do ra vào, thể hiện tư tưởng bác ái của đạo Sikh chấp nhận mọi tín đồ kể cả nam lẫn nữ người Sikh lẫn không phải người Sikh đến với đền. Điện nổi bật với hai phần: phần đế và tường bằng đá trắng cẩn ngọc xếp hình hoa Hồi giáo, phần mái theo dạng vòm và có hình búp sen bằng đồng dát khoảng 100kg vàng. Trên hệ thống mái vòm chạm trổ nhiều bức tranh nổi về các nhà lãnh đạo người Sikh, cảnh dân gian, hoa lá và những dòng chữ cổ. Phần lớn các trang trí bằng vàng và đá trắng đều bắt đầu từ thời Vua Maharaja Ranjit Singh và kết thúc vào năm 1830.
Trên
đường vào đền có rất nhiều cảnh đẹp. Nếu như đến thăm chính điện, bạn
sẽ gặp một chiếc cổng đá lớn tuyệt đẹp, đó là cánh cổng Darshani Deohri
bằng đá hình vòm cung cao đến 62m, rộng 6m, đi qua cổng sẽ gặp một cây
cầu đá nối từ cổng tới chính điện. Cây cầu này là biểu tượng cho cuộc
hành trình của linh hồn sau khi chết tìm về chốn thiên đường.
Đến đền Harmandir Sahib, dù giàu hay nghèo, thực khách đều được thưởng thức truyền thống langar - phát cơm chay cho đạo tử. Phong tục này xuất phát từ tình yêu con người và sự đoàn kết. Mỗi ngày, đầu bếp của đền làm tới 10.000 suất ăn. Thực khách cùng chung vui trên những chiếc chiếu trải xuống đất. Nam/nữ mỗi bên ngồi một nửa chiếu... Tuy không phải trả tiền, song nhiều thực khách vẫn bỏ chút tiền vào hòm công đức để đền có điều kiện mỗi ngày làm ra các món ngon mời khách.
Đến đền Harmandir Sahib, dù giàu hay nghèo, thực khách đều được thưởng thức truyền thống langar - phát cơm chay cho đạo tử. Phong tục này xuất phát từ tình yêu con người và sự đoàn kết. Mỗi ngày, đầu bếp của đền làm tới 10.000 suất ăn. Thực khách cùng chung vui trên những chiếc chiếu trải xuống đất. Nam/nữ mỗi bên ngồi một nửa chiếu... Tuy không phải trả tiền, song nhiều thực khách vẫn bỏ chút tiền vào hòm công đức để đền có điều kiện mỗi ngày làm ra các món ngon mời khách.
Nguồn : Skydoor
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét